Một những thiết bị khá hữu ích trong căn bếp của bạn đó chính là chiếc nồi ủ chân không vì nó giúp ta tiết kiệm được thời gian và chi phí đáng kể khi cần nấu các món mất thời gian đun dài. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau để xem nó có gì đặc biệt mà dần trở nên “hot” trên thị trường.
1.Thiết kế
Nồi ủ chân không có kích thước và hình dáng tương tự như nồi cơm điện thông thường. Thông thường, một bộ nồi ủ chân không bao gồm: lồng ủ, nồi nấu và 2-4 ca nhôm/inox, 1 khay để hấp cách thủy, 1 vung thuỷ tinh. Nồi ủ chân không dung tích phổ thông là loại 4-5 lít, loại to lên đến 8-9 lít nhưng nhìn chung để sử dụng trong gia đình thì nên mua loại 4-5 lít là vừa.
2.Nguyên lý
Ưu điểm lớn nhất của nồi ủ chân không là tiết kiệm nhiên liệu, dùng cho các món hầm, cần ninh nhừ rất tiện lợi. Nồi ủ có chức năng gần giống như phích nước, không cần cắm điện hay tiêu thụ nhiều gas. Các bước sử dụng nồi ủ như sau: cho thức ăn vào nồi nấu đun trên bếp, thời gian 10 – 15 phút tùy vào số lượng và đặc tính của thực phẩm để nồi tích đủ nhiệt. Khi đặt trên bếp, nhiệt độ nồi có thể đạt đến 700-1000 độ C, vì vậy lúc này bạn cần chú ý không chạm vào đáy nồi.
Sau đó, đặt nồi nấu vào trong lồng ủ. Đậy cả hai nắp nồi trong và ngoài rồi để đó, đáy nồi được tích đủ lượng nhiệt sẽ giúp nồi tiếp tục làm chín thức ăn, đồng thời giữ nóng thức ăn từ 8-10 tiếng. Nhờ ủ kín để kéo dài độ nóng nên thức ăn sẽ tiếp tục chín nhưng nước không bị đục, các nguyên liệu sẽ mềm, ra chất ngọt nhưng không bị bấy, mất mùi, mất màu, giữ nguyên được chất dinh dưỡng của thực phẩm được nấu chín.
3.Chất liệu và cấu tạo
Đa số các loại nồi ủ chân không được làm từ inox có 3 đáy và cấu tạo gồm lồng ủ và nồi nấu.
-Lồng ủ: gồm 2 lớp và ở giữa là môi trường chân không, nắp và đáy lồng ủ được làm từ chịu nhiệt cao…
-Nồi nấu: nồi nấu thì được làm từ inox 304 cách nhiệt và an toàn. Tùy theo đặc điểm của nồi mà có thể nấu ở trên nhiều loại bếp khác nhau.
Cấu tạo của nồi ủ
Chất liệu đặc biệt giúp chúng ta có thể chế biến được nhiều món ăn cùng một lúc như: hầm xương, nấu cháo, súp, kho cá, thịt, luộc bánh trưng, bánh tét… rất mau nhừ đặc biệt không bao giờ làm cháy, khê thức ăn.
Các sản phẩm đi kèm như khay hấp cách thủy hay các ca nhôm/inox nhằm phục vụ cho nhu cầu hâm nóng nhiều loại thức ăn cùng một lúc, mỗi loại chúng ta có thể cho vào một ca riêng và ủ chung trong nồi.
4.Chủng loại
Loại nồi ủ chân không thông dụng hiện nay là đáy có chứa cuộn dây hợp kim nên giữ nhiệt rất lâu khi chuyển sang chế độ ủ (cuộn dây hợp kim rất bền), nồi có thể tiếp tục sôi 25 phút sau khi ngừng đun. Không những thế, nồi có thể giữ nhiệt 70ºC trong vòng 4 tiếng và giữ nhiệt 50ºC trong vòng 8 tiếng. Vì thế, nó tiết kiệm đến 75% năng lượng so với nồi thông thường.
Nồi ủ chân không còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian nấu nướng để làm những công việc khác mà không cần đứng cạnh bếp trông thức ăn. Khi bạn cùng gia đình muốn đi dã ngoại, chỉ cần nấu thức ăn bằng nồi ủ trước ở nhà, sau đó xách theo, bạn sẽ có bữa ăn ngoài trời với món ăn được giữ nóng cả ngày. Thậm chí có thể dùng nó như một phích đựng nước đá viên, ủ lạnh đồ uống…
5.Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng nồi và mua nồi ủ ở đâu cho an toàn.
*Lưu ý:
Cái khó nhất ở chiếc nồi ủ chân không chính là việc bố trí thời gian ủ. Do thời gian ủ khá lâu nên bạn nên chuẩn bị từ trước để thức ăn kịp chín. Bạn cũng phải cân nhắc việc lấy nồi ra khỏi bếp nấu tuyệt đối không để lên mặt kính hoặc gạch men vì nhiệt độ của nồi ủ rất lớn, giữ nhiệt. Chất lượng lồng ủ sẽ giảm nếu bị nung nóng bằng nguồn nhiệt trực tiếp và vệ sinh cần tránh cọ rửa mặt trong phần nồi nấy bằng bùi nhùi sắt vì nó sẽ giảm khả năng hấp thụ nhiệt của nồi.
Nồi ủ chân không của Nhật được ưa chuộng
*Mua nồi ủ ở đâu?
Vấn đề này chính nỗi đau đầu của các bà nội trợ. Mức giá hiện tại của một chiếc nồi ủ không quá đắt nhưng hàng dễ nhập nên có rất nhiều chuyện xung quanh chiếc nồi thật chính hãng. Chúng tôi Jtrue xin được nhận tư vấn các câu hỏi trực tiếp các câu hỏi về nồi ủ.
Leave Your Comment